Màng chống thấm khò nóng Bisure 3mm (trơn/cát)
Độ bền của màng chống thấm Bisure làm cho nó đặc biệt thích hợp để thi công ở những nơi có nước thấm trong đất.
- Dễ dàng thi công bằng đèn khò
- Độ ổn định cao,
- Hoàn toàn không thấm nước,
- Chịu nhiệt cao,
- Thân thiện với môi trường,
- Không gây ô nhiễm,
- Có tính cơ học cao,
- Áp dụng cho mọi loại thời tiết,
- Độ bền kéo cao.
Ứng dụng
Màng chống thấm khò nóng Bisure rất lý tưởng để thi công chống thấm trong nhiều công trình như: nền móng, đường hầm, tầng hầm, bãi đỗ xe và nhiều công trình dân dụng khác.
Tất cả các mái nhà sàn bê tông và sàn, Bể nước, Tầng hầm, bên trong hoặc bên ngoài, Sàn bãi đỗ xe, Cấu trúc bê tông, Xe điện ngầm, đường hầm, cầu, hồ bơi.
Thông số kỹ thuật: (đang cập nhật…)
Hướng dẫn sử dụng
Chuẩn bị bề mặt:
Bề mặt nền bê tông phải được làm nhẵn bằng bay thép và phải được loại bỏ tạp chất sắc nhọn có thể gây thủng màng.
Dùng vữa để làm phẳng nơi chuyển tiếp giữa sàn và tường/ lan can.
Bề mặt phải được làm sạch bằng bàn chải và giữ sạch sẽ trong suốt quá trình thi công.
Thi công lớp lót:
Thi công lớp lót bằng bàn chải hay con lăn một lớp mỏng và đều tay. Nên thi công lớp lót một diện tích vừa đủ diện tích sẽ trải màng chống thấm trong ngày. Màng có thể được trải lên khoảng 2 – 3 giờ sau khi thi công xong lớp lót trong điều kiện thời tiết bình thường.
Gia cố khuyết điểm:
Có thể gia tăng tuổi thọ của màng bằng cách gia cố các yếu điểm như góc tường, giữa tường và sàn tầng lan can, xung quanh ống thoát nước.
Thi công màng:
Tùy thuộc vào loại công trình và điều kiện thi công khác nhau, có thể thi công bằng phương pháp nóng chảy (nung nóng bằng đèn khò), phương pháp kết dính bằng nhựa bitum nóng chảy hay keo lạnh. Dù bạn chọn phương pháp nào, yêu cầu cơ bản của thi công màng chống thấm là phải có một bề mặt chắc chắn, chặt, khô, vệ sinh và phẳng. Do đó, màng chống thấm cần được kết dính với nền để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.
1. Phương pháp thi công nóng chảy:
Trước khi thi công, bề mặt cần được làm nhẵn và loại bỏ tạp chất sau đó sơn lớp lót. Sau khi sấy khô lớp lót (khoảng 20 đến 30 phút) đặt một cuộn màng chống thấm ở một đầu của nền và dùng đèn khò làm nóng chảy phía cuối của màng. Xoay cuộn màng chống thấm cho sao cho bề mặt nóng chảy dính chặt với nền. Đồng thời sử dụng con lăn đè lên bề mặt của màng nhất là chỗ kết dính. Chỗ nối giữa các màng với nhau phải có độ rộng 10cm. Phần cuối và phần đầu của chỗ kết nối cần phải được nung và làm chảy để tạo ra sự kết nối chắc chắn sau đó dùng dao cắt đi phần màng thừa để tạo thành một bề mặt chống thấm hoàn chỉnh.
2. Phương pháp kết dính bằng nhựa nóng chảy:
Sự chuẩn bị bề mặt cho phương pháp này cũng giống như phương pháp nóng chảy. Trước khi thi công, cắt nhựa bitum thành nhiều mảnh nhỏ cho vào nồi nấu trong nhiệt độ khoảng 220°C và khuấy đều cho đến khi tạo thành chất kết dính cần thiết. Đặt một cuộn màng chống thấm ở chỗ bắt đầu của nền và rót nhựa nóng chảy lên sau đó dùng công cụ để nhấn màng xuống tạo thành chỗ kết dính vững chắc (sử dụng thêm con lăn nếu cần). Chỗ nối của màng phải có độ rộng 10cm và được kết dính chắc chắn. Phương pháp này nhanh hơn so với phương pháp nóng chảy nhưng cần nhiều nhân công và công cụ hơn. Trong lúc nung chảy nhựa có thề gây ra ô nhiễm vì vậy phương pháp này phù hợp thi công trên diện tích lớn.
Bảo quản: Bảo quản nơi mát mẻ, nếu phải đặt nằm ngang thì không được đặt cao quá một pallet.
An toàn: Sản phẩm không gây hại cho sức khỏe. Nếu bị keo lót văng vào mắt rửa sạch ngay với nước và đến bệnh viện.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.